TỰ CHỦ

“ Thời cùng tận của vạn vật gần đến rồi. Anh em hãy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được.” (1 Pr 4,7)

Một ngày nọ, có một gia đình sau khi ăn trưa từ nhà hàng, họ tiếp tục đi dạo trong một trung tâm mua sắm. Không lâu sau, người vợ bắt gặp chồng mình đang mua một cái bánh bông lan.

Sau đó cô hỏi :

– Không phải là anh vừa ăn 1 phần cơm trộn rồi sao? Sao lại còn đi mua bánh bông lan nữa?

Người chồng hỏi ngược lại vợ:

– Tại sao em lại cầm túi đồ gì trong tay ? Chẳng phải hôm qua em mới đi mua sắm với bạn bè sao?

Và cùng lúc đó họ nhìn thấy đứa con của họ tiến lại gần, họ đồng thanh hỏi

– Robin, con lại mua đồ chơi mới sao ?

Người chồng đói con mắt khi chờ vợ đi mua sắm. Người vợ không thể cưỡng lại sự cám dỗ để mua quần áo mới vì hàng đang giảm giá, trong khi người con sử dụng số tiền còn lại để mua đồ chơi mới dù tủ đồ chơi đã đầy ắp. Điều gì có thể ngăn chúng ta thực hiện một hành động là: tự chủ.

TỰ CHỦ

Sách Châm ngôn có đề cập đến 2 điều về sự tự chủ:

“Người chậm giận thì hơn trang hào kiệt, người tự chủ hơn kẻ chiếm được thành.” (Cn 16,32)

“Người không biết tự chủ ví như thành bỏ ngỏ, không tường lũy chở che.” (Cn 25,28)

Thông qua sự tự chủ, chúng ta dần dần được rèn luyện để từ bỏ ham muốn của xác thịt. Như ví dụ của câu chuyện trên, nếu người chồng có thể chống lại được ham muốn  của cái miệng để mua bánh bông lan chỉ vì thèm muốn của con mắt thì chắc chắn anh ta sẽ không bị vợ khiển trách. Nếu người vợ có thể chịu đựng được sự nổi loạn của lòng tham để mua những thứ không cần thiết, tất nhiên người chồng sẽ không quay lại và quở trách cô. Và người con có thể kiềm chế được ước muốn của lòng mình để không mua đồ chơi nữa, thì sẽ không bị bố mẹ la mắng.

Trong bước đường thiêng liêng, trở ngại lớn nhất thường là vì chúng ta không vượt qua được những ước muốn và đam mê của dục vọng. Mặc dù chúng ta biết có những điều không tốt hoặc thậm chí là tội lỗi, nhưng sự yếu đuối của nội tâm khiến chúng ta thất bại. Đúng như lời khuyên đã nêu trong Sách Châm Ngôn rằng người không biết tự chủ ví như thành bỏ ngỏ, không tường lũy chở che. Không tự chủ, thì lòng chúng ta dễ chiều theo những cám dỗ của tội lỗi và ham muốn xác thịt của chính mình.

Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận một số điều cần sự tự chủ:

Suy nghĩ (Tư tưởng)

Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Cô-rin-tô nói với chúng ta :

Chúng tôi bắt mọi tư tưởng phải đầu hàng để đi tới chỗ vâng phục Đức Kitô.

(2 Cr 10,5)

Tư tưởng là khởi đầu tất cả mọi điều gây ra ham muốn và hậu quả trong việc làm. Khi tư tưởng chúng ta chứa đựng nhiều điều không tốt, thì ý muốn và việc làm của chúng ta sẽ “bị điều khiển” bởi những tư tưởng tiêu cực đó. Ví dụ như một người có thói quen xem phim đồi trụy thì suy nghĩ, lời nói và hành động sẽ luôn thúc đẩy theo hướng đó. Cũng vậy một người có thói quen luôn luôn ham muốn những đồ vật sang trọng, thì giá trị cuộc sống sẽ luôn theo hướng đó và nhìn mọi thứ dựa trên của cải thế gian.

Thánh Phao-lô nói tất cả suy nghĩ và ý muốn hãy hướng về Chúa Giêsu. Bằng cách nào? Gia tăng việc đọc Lời Chúa và siêng năng cầu nguyện. Nếu chúng ta lấp đầy suy nghĩ của chúng ta bằng cầu nguyện và Lời Chúa, thì ân sủng của Thiên Chúa  sẽ giúp chúng ta quên đi những ước muốn và lời mời gọi ngon ngọt của thế gian, giúp chúng ta dễ thực hành việc tự chủ.

Cái lưỡi hoặc lời nói

Trong sách Châm ngôn 21,23 nói :” Kẻ giữ mồm giữ miệng, thì giữ mình khỏi những hiểm nguy”.

Trong khi đó thánh Gia-cô-bê  nói  “Cái lưỡi cũng vậy : nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn (Gc 3,5).

 Một lời đã nói ra thì không thể rút lại được. Một lời nói có thể làm tổn thương người khác, vết thương đó thậm chí kéo dài hàng chục năm. Do đó hãy cẩn thận trong lời nói của chúng ta. Đôi khi chúng ta thốt ra những lời nói vô ích như: “Quả thực đây đúng là lỗi của tôi, nhưng ít ra tôi không tệ như anh ấy ”. Hoặc “Thật may mắn tôi không gặp những vấn đề phức tạp như anh ấy gặp phải ”. Tất cả những lời nói vô nghĩa mà chúng ta thốt ra thực sự không có nghĩa gì. Không giúp cho những người khó khăn, thậm chí một cách vô thức, đó là một biểu hiện của việc chạy trốn những vấn đề mà chúng ta đang đối mặt. Còn hơn thế nữa nếu chúng ta có thói quen nói hành nói xấu. Nói xấu không đúng sự thật có nghĩa là làm hoen ố danh tiếng của người khác. Trong khi nói chuyện về tật xấu của người khác, ngay cả khi đó là thực tế, thì cũng không giúp ích cho người khác nhưng càng phá hủy cuộc sống của họ. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta là đối tượng của nói xấu, chúng ta có muốn được đối xử như thế không ?

Đừng nói những gì bạn sẽ không nói trước mặt những người mà chúng ta đang nói  tới .” -Thánh Maria Magdalena De Pazzi

 “Chúng ta có muốn tội lỗi của mình bị phơi bày không? Vì vậy, chúng ta cũng nên giữ im lặng đối với những tội lỗi mà người khác phạm phải ”-Thánh Phaolô Thánh Giá.

Con mắt

 “Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu mắt anh sáng, thì toàn thân anh sẽ sáng. Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào. ”(Mt 6,22-23).

Hãy hạn chế những gì chúng ta cho phép mắt nhìn thấy. Nếu chúng ta không muốn sa ngã vì tội ngoại tình, thì ngừng xem những nội dung xấu, những phim ảnh gợi dục, khiêu dâm.

Nếu chúng ta không muốn trở thành người ham mê của cải vật chất, thì nên hạn chế thói quen nhìn và mơ ước những món đồ xa xỉ vô dụng.

Nếu chúng ta muốn hạn chế thói quen giận dữ, thì hãy tránh xa những bộ phim bạo lực.

Ngược lại, nếu chúng ta muốn đến gần Chúa hơn, thì hãy tập thói quen đọc lời Chúa và các bài giảng, bài suy niệm. Chắc chắn những điều tốt đẹp mà chúng ta thấy từ đôi mắt của chúng ta, sẽ đi vào lòng đến nỗi chúng ta có thể thực hành tính tự chủ. Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu xin tới Chúa rằng “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Cách hiệu quả duy nhất để không rơi vào tội lỗi là tránh xa những dịp tội. Bởi vì nếu chúng ta để mình chìm trong những cám dỗ, thì chúng ta đã thực sự thất bại trước tội lỗi và tính xác thịt của chính chúng ta.

Thiết bị điện tử

Nghiện Smartphone

Ngày nay, các phương tiện hiện đại, đặc biệt là điện thoại thông minh và máy tính đã trở thành món hàng chạy nhất và dường như là một nhu cầu chính yếu của con người.

Một đứa trẻ hỏi cha của mình :-Cha ơi, chiếc điện thoại di động thực sự được làm để làm gì?

Ông suy nghĩ một lúc rồi trả lời: -Trước đây, điện thoại di động chỉ để gọi điện thoại. Sau đó, tiến bộ hơn là nó có thể gửi tin nhắn, chơi trò chơi, nghe nhạc và cuối cùng bây giờ nó có thể làm rất nhiều thứ như : mua sắm, internet, công việc, xem ảnh và nhiều thứ khác nữa .

Các ứng dụng  giúp chúng ta có thể làm được nhiều việc, nhưng việc sử dụng chúng nên giới hạn. Hãy hạn chế để chúng ta không sa chước cám dỗ. Nói xấu qua Zalo, facebook, chuyển tiếp tin nhắn hoặc thông tin trên Zalo, facebook mà không xem xét trước thì thuộc vào việc không kìm hãm được cái lưỡi.

 Miệng của chúng ta không nói nhưng ngón tay của chúng ta đã nói thông qua các ứng dụng và phương tiện truyền thông xã hội.

Thích nội dung khiêu dâm, mơ ước và ngưỡng mộ quá mức những thứ xa hoa của thế gian, điều đó có nghĩa là để mắt chúng ta chứa đầy những thứ khiến chúng ta rơi vào cám dỗ.

Hạn chế việc sử dụng các tiện ích trên điện thoại để không làm cho chúng ta vì đó mà bỏ bê công việc / nhiệm vụ của mình.

Hạn chế việc bấm điện thoại để không vì đó mà thời gian dành cho gia đình ngày càng ít đi vì chúng ta quá bận rộn với chiếc điện thoại.

Thế giới ngày nay, lòng nhân ái và gương sáng dần dần bị mai một trong gia đình. Vì thế, hãy cầu xin ơn Chúa Thánh Thần để Ngài ban chúng ta biết tự chủ. Hãy cố gắng rèn luyện mỗi ngày .Chúng ta không cô đơn vì Chúa Thánh Thần luôn đồng hành và nâng đỡ chúng ta trong cuộc lữ hành trên trần gian này.

 “Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh.”(2 Tm 4,5).

Chuyên đề

Xem tiếp...